Phật pháp ứng dụng Phép lạ thực

Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái Shinshu, vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.


Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất hiện, nhưng vì vị ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết pháp để hỏi cớ sự.


"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc, "có những năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Ðà lên trên một tấm giấy do đồ đệ của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế không?"


Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được tiểu xão đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống."


Xem thêm:

Phép lạ thực

Phật pháp ứng dụng Phép lạ thực

Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái Shinshu, vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.


Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất hiện, nhưng vì vị ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết pháp để hỏi cớ sự.


"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc, "có những năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Ðà lên trên một tấm giấy do đồ đệ của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế không?"


Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được tiểu xão đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống."


Xem thêm:
Đọc thêm..


Phật pháp ứng dụng tự hỏi

Có bao giờ ta tự hỏi ta chưa?
Những bực bội, giận hờn, chua cay, ích kỉ… 
Dù tất cả chỉ là điều phi lý
Bởi cuộc đời vốn chẳng dính gì ta

Mây trên trời là của vũ trụ bao la
Chẳng của gió, của mưa, của ngày hay của nắng… 
Không gian này vốn phẳng lặng
Ta lấy bên ngoài làm rồi cất nó vào tâm

Phật pháp dạy rằng vạn vật đều không
Nó không tướng, không tánh, không không, không có 
Giáo lý mấy nghìn năm của đức Thế Tôn còn đó 
Nhưng ngài dạy rằng: Ta chẳng nói gì đâu!

Trăng là trăng chứ chẳng của đêm thâu
Vì trái đất xoay tròn nên có ngày đêm, sáng tối
Điều tuyệt đối duy nhất đó là các pháp điều tương đối 
Chấp làm gì chuyện được, mất, hơn, thua?

Có bao giờ ta tự hỏi ta chưa?

Xem thêm:

Tự hỏi



Phật pháp ứng dụng tự hỏi

Có bao giờ ta tự hỏi ta chưa?
Những bực bội, giận hờn, chua cay, ích kỉ… 
Dù tất cả chỉ là điều phi lý
Bởi cuộc đời vốn chẳng dính gì ta

Mây trên trời là của vũ trụ bao la
Chẳng của gió, của mưa, của ngày hay của nắng… 
Không gian này vốn phẳng lặng
Ta lấy bên ngoài làm rồi cất nó vào tâm

Phật pháp dạy rằng vạn vật đều không
Nó không tướng, không tánh, không không, không có 
Giáo lý mấy nghìn năm của đức Thế Tôn còn đó 
Nhưng ngài dạy rằng: Ta chẳng nói gì đâu!

Trăng là trăng chứ chẳng của đêm thâu
Vì trái đất xoay tròn nên có ngày đêm, sáng tối
Điều tuyệt đối duy nhất đó là các pháp điều tương đối 
Chấp làm gì chuyện được, mất, hơn, thua?

Có bao giờ ta tự hỏi ta chưa?

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Truyện ngắn trăm chữ chọn lọc

MẤT CẢ ĐẤY

Anh về thăm quê, bạn bè vui vẻ ăn nhậu giàn trời luôn. Quê anh giờ nhiễm thói lạ ăn chơi, bài bạc và mê thịt chó. Mọi người mời mọc, ép anh ăn:

- Thịt chó ngon, bổ dưỡng lắm; không ăn coi như mất nửa cuộc đời!

Anh nhất định giữ trai -giới không ăn thịt huống gì là chó nhưng để giữ hòa khí anh nửa đùa nửa thật:

- Không ăn thịt chó mất nửa đời nhưng nếu ăn thì mất cả cuộc đấy!

Tiếng reo hò mừng mồi mới, rượu ngon vang khắp quán. Anh thấy mình trở nên lạc lõng giữa quê mình.

SAO AN ĐƯỢC

Vợ chồng cự cãi, hục hặc hoài. Chị vợ đi coi bói, thầy bói nói:

- Cây đòn dông nhà đối diện đâm nhà bà nên gia đạo bất an.

Chị về treo kiếng chiếu yêu để tà khí chiếu nhà kia. Chị còn rước thầy pháp cúng, yểm... và làm nhiều chuyện bất thiện theo lời chỉ bảo của thầy pháp. Ấy vậy mà gia đạo vẫn như cũ. Có người thân tín bảo chị rằng:

- Tâm đã bất an, làm chuyện chẳng lành, tin lời vô đạo... thì làm sao gia đạo an được?

BẤT AN

Nam Tào bưóc ra khỏi điện thì gặp không biết bao nhiêu là hồn cá mập vây quanh. Ngài ngạc nhiên hỏi:

- Ta mới tra sổ thấy các ngươi tuổi thọ những hai mấy năm cơ mà!
Bọn chúng sụt sùi:
- Người ta tin rằng vây chúng con là bổ dưỡng, cường dương nên bắt chúng con cắt lấy vi nấu súp. Chúng con chết thảm lắm!

Chúng dứt lời thì ùn ùn ngoài cữa kéo đến nào là cọp mất thận, tê giác cụt sừng, voi cắt ngà... bọn chúng khóc lóc rềnh rĩ cả điện đường:

- Người ta truy sát chúng con, nguy cơ tuyệt chủng chẳng còn bao lâu nữa!

Nam Tào an ủi chúng xong nói với tả hữu:

- Muôn loài bất an thì con người làm sao có thể an
được?

CỘNG NGHIỆP

Tiếng máy cưa, xe cẩu... ầm ầm phá tan sự im ắng và tạo nên căng thẳng, ngột ngạt trùm lấy cả khu rừng. Lão đại thụ bèn cất tiếng:

- Ta đã trải qua mấy mươi đời vua nhưng chưa thấy đời nào tệ như đời này. Rừng núi cào sạch, muông thú tàn sát, đất đai xẻ xẻo...

hôm nay đại dương cũng bức tử luôn. Ta chết đã đành, chỉ thương bọn các người và hậu sanh sống dở chết dở. Bọn người ác độc rồi cũng sẽ trả giá nhưng vì cộng nghiệp nên chúng ta cũng phải chịu chung!

Rừng cây buồn rầu, muông thú rất hoang mang, nhiều tiếng nói cất lên:

- Không lẽ chúng ta ngồi chờ chết sao?

CÁI BỤNG KHÔNG ƯNG

Già làng hít một hơi rượu cần rồi trầm trầm nói:

- Đất này, rừng này, con thú này... Giàng "*" cho bọn ta, tổ tiên ta ở đây bao đời
rồi. Giờ bọn người dưới kia lên lấy hết đất, chặt hết cây, bắt hết con thú rồi! Cái bụng bọn ta không ưng. Ngày mai lũ làng theo ta lên quận.

Tiếng cồng chiêng vang rền, lũ làng đồng thanh hô to:
- Lấy hết đất, chặt hết cây, bắt hết con thú rồi! Giàng sẽ trừng phạt đấy!

Chủ quận cùng bộ sậu bàn bạc rồi đồng thanh quát:

- Bọn phản động âm mưu gây rối!

Nói xong cho lính xông vào đánh đập dã man. Núi rừng hôm ấy sấm động ì ầm, mây vần vũ đen kịt cả bầu trời.


TỰ LÀM TỰ CHỊU

Lão làm quan to, cậy thế ép người phải cống nộp tiền bạc nên giàu có vô số. Lão lại sưu tầm của ngon vật lạ ăn uống tẩm bổ hầu sống lâu, cường dương để mà mặc sức ăn chơi. Dầu giàu có, béo tốt vậy nhưng quỷ vô thường vẫn đến bất ngờ bắt lão đi. Lão tức tối kêu kiện ở Âm Ty. Phán quan yên lăng để cho lão nói xong mới nhẹ nhàng hỏi:

- Ở đời có ai ngu tự động đem tiền cống nộp người khác không? có con vật nào tự nguyện đến hiến thân cho ông ăn để béo khoẻ không?
Phán quan dứt lời thì không biết từ đâu vô số oan hồn người, vật kéo đến vây quanh lão ta đòi báo thù. Phán quan bảo:

- Tự làm tự chịu, ông và bọn họ giải quyết với nhau. Ta có khuyên cũng không ăn thua gì!

Xem thêm:

Truyện ngắn trăm chữ chọn lọc

Phật pháp ứng dụng Truyện ngắn trăm chữ chọn lọc

MẤT CẢ ĐẤY

Anh về thăm quê, bạn bè vui vẻ ăn nhậu giàn trời luôn. Quê anh giờ nhiễm thói lạ ăn chơi, bài bạc và mê thịt chó. Mọi người mời mọc, ép anh ăn:

- Thịt chó ngon, bổ dưỡng lắm; không ăn coi như mất nửa cuộc đời!

Anh nhất định giữ trai -giới không ăn thịt huống gì là chó nhưng để giữ hòa khí anh nửa đùa nửa thật:

- Không ăn thịt chó mất nửa đời nhưng nếu ăn thì mất cả cuộc đấy!

Tiếng reo hò mừng mồi mới, rượu ngon vang khắp quán. Anh thấy mình trở nên lạc lõng giữa quê mình.

SAO AN ĐƯỢC

Vợ chồng cự cãi, hục hặc hoài. Chị vợ đi coi bói, thầy bói nói:

- Cây đòn dông nhà đối diện đâm nhà bà nên gia đạo bất an.

Chị về treo kiếng chiếu yêu để tà khí chiếu nhà kia. Chị còn rước thầy pháp cúng, yểm... và làm nhiều chuyện bất thiện theo lời chỉ bảo của thầy pháp. Ấy vậy mà gia đạo vẫn như cũ. Có người thân tín bảo chị rằng:

- Tâm đã bất an, làm chuyện chẳng lành, tin lời vô đạo... thì làm sao gia đạo an được?

BẤT AN

Nam Tào bưóc ra khỏi điện thì gặp không biết bao nhiêu là hồn cá mập vây quanh. Ngài ngạc nhiên hỏi:

- Ta mới tra sổ thấy các ngươi tuổi thọ những hai mấy năm cơ mà!
Bọn chúng sụt sùi:
- Người ta tin rằng vây chúng con là bổ dưỡng, cường dương nên bắt chúng con cắt lấy vi nấu súp. Chúng con chết thảm lắm!

Chúng dứt lời thì ùn ùn ngoài cữa kéo đến nào là cọp mất thận, tê giác cụt sừng, voi cắt ngà... bọn chúng khóc lóc rềnh rĩ cả điện đường:

- Người ta truy sát chúng con, nguy cơ tuyệt chủng chẳng còn bao lâu nữa!

Nam Tào an ủi chúng xong nói với tả hữu:

- Muôn loài bất an thì con người làm sao có thể an
được?

CỘNG NGHIỆP

Tiếng máy cưa, xe cẩu... ầm ầm phá tan sự im ắng và tạo nên căng thẳng, ngột ngạt trùm lấy cả khu rừng. Lão đại thụ bèn cất tiếng:

- Ta đã trải qua mấy mươi đời vua nhưng chưa thấy đời nào tệ như đời này. Rừng núi cào sạch, muông thú tàn sát, đất đai xẻ xẻo...

hôm nay đại dương cũng bức tử luôn. Ta chết đã đành, chỉ thương bọn các người và hậu sanh sống dở chết dở. Bọn người ác độc rồi cũng sẽ trả giá nhưng vì cộng nghiệp nên chúng ta cũng phải chịu chung!

Rừng cây buồn rầu, muông thú rất hoang mang, nhiều tiếng nói cất lên:

- Không lẽ chúng ta ngồi chờ chết sao?

CÁI BỤNG KHÔNG ƯNG

Già làng hít một hơi rượu cần rồi trầm trầm nói:

- Đất này, rừng này, con thú này... Giàng "*" cho bọn ta, tổ tiên ta ở đây bao đời
rồi. Giờ bọn người dưới kia lên lấy hết đất, chặt hết cây, bắt hết con thú rồi! Cái bụng bọn ta không ưng. Ngày mai lũ làng theo ta lên quận.

Tiếng cồng chiêng vang rền, lũ làng đồng thanh hô to:
- Lấy hết đất, chặt hết cây, bắt hết con thú rồi! Giàng sẽ trừng phạt đấy!

Chủ quận cùng bộ sậu bàn bạc rồi đồng thanh quát:

- Bọn phản động âm mưu gây rối!

Nói xong cho lính xông vào đánh đập dã man. Núi rừng hôm ấy sấm động ì ầm, mây vần vũ đen kịt cả bầu trời.


TỰ LÀM TỰ CHỊU

Lão làm quan to, cậy thế ép người phải cống nộp tiền bạc nên giàu có vô số. Lão lại sưu tầm của ngon vật lạ ăn uống tẩm bổ hầu sống lâu, cường dương để mà mặc sức ăn chơi. Dầu giàu có, béo tốt vậy nhưng quỷ vô thường vẫn đến bất ngờ bắt lão đi. Lão tức tối kêu kiện ở Âm Ty. Phán quan yên lăng để cho lão nói xong mới nhẹ nhàng hỏi:

- Ở đời có ai ngu tự động đem tiền cống nộp người khác không? có con vật nào tự nguyện đến hiến thân cho ông ăn để béo khoẻ không?
Phán quan dứt lời thì không biết từ đâu vô số oan hồn người, vật kéo đến vây quanh lão ta đòi báo thù. Phán quan bảo:

- Tự làm tự chịu, ông và bọn họ giải quyết với nhau. Ta có khuyên cũng không ăn thua gì!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Chừng ấy đủ

thơ chưa viết là bài thơ hay nhất 
môi chưa hôn là môi mãi ngọt ngào 
lời chưa nói là lời ru tẩm mật
tình chưa trao - tình lấp lánh muôn sao!

người hãy giữ chút lòng trong thinh lặng 
để em mơ ngày ngũ sắc cầu vồng
để em mơ đêm nguyệt bạch vô cùng 
để em mộng cuộc đời lừng nhã nhạc

người hãy tỏ mắt nhìn, chừng ấy đủ 
tơ lòng em dư dệt thảm muôn màu 
êm ái phủ suốt đường trần lỗ chỗ 
em vui chân, đi những bước mộng du

người hãy đón hồn em trong giấc ngủ 
chốn chiêm bao, nơi hò hẹn đôi mình 
chốn chiêm bao ngày mãi mãi bình minh 
đời với mộng, khác gì chăng, phù ảo?

Xem thêm:

Chừng ấy đủ

Phật pháp ứng dụng Chừng ấy đủ

thơ chưa viết là bài thơ hay nhất 
môi chưa hôn là môi mãi ngọt ngào 
lời chưa nói là lời ru tẩm mật
tình chưa trao - tình lấp lánh muôn sao!

người hãy giữ chút lòng trong thinh lặng 
để em mơ ngày ngũ sắc cầu vồng
để em mơ đêm nguyệt bạch vô cùng 
để em mộng cuộc đời lừng nhã nhạc

người hãy tỏ mắt nhìn, chừng ấy đủ 
tơ lòng em dư dệt thảm muôn màu 
êm ái phủ suốt đường trần lỗ chỗ 
em vui chân, đi những bước mộng du

người hãy đón hồn em trong giấc ngủ 
chốn chiêm bao, nơi hò hẹn đôi mình 
chốn chiêm bao ngày mãi mãi bình minh 
đời với mộng, khác gì chăng, phù ảo?

Xem thêm:
Đọc thêm..
Tôi phải xin thưa ngay một cách rất nghiêm túc là tựa đề bài viết không hề dám có ý đùa cợt khi nói về Bi Trí Dũng mà lại có con gà đứng bên cạnh.

Thưa, gợi ý này là từ một vị giảng sư, trước khi thầy nói vào đề tài chính của bài giảng. Thầy gợi ý rằng khi gà mẹ nằm ấp nhiều ngày thì tình thương con đã nẩy nở dù khi đó vẫn mới chỉ là những cái trứng. Vì tình thương đã sẵn nên khi trứng nở ra gà con thì gà mẹ ôm lấy ngay, nhận ra ngay sự gắn bó với đàn con. Tình thương đó là Bi.


Phật pháp ứng dụng Con gà và bi-trí-dũng

Sau đó, gà mẹ không hề rời đàn con. Nó rất thực tế, lập tức dẫn đàn con đi quan sát, đào bới những nơi đất mềm, ẩm thấp để tìm lương thực là giun, trùng, sâu bọ… Đó là nó đang dùng Trí mà dạy con và nuôi con.

Khi cảm thấy có gì hiểm nguy, gà mẹ không hề ngần ngại hay chậm trễ mà ngay tức khắc, dũng cảm xông tới đối tượng, giương cựa, xòe cánh, bảo vệ đàn con. Đó là Dũng.
Một con gà phát triển tự nhiên đều hội đủ ba điểm son Bi Trí Dũng như thế.

Ngay buổi giảng hôm đó, tôi biết mình đã không chú tâm hoàn toàn vào đề tài chính mà lại để tâm vướng mắc vào “dăm phút nói chuyện vui” mở đầu của thầy!

Tôi tự biện minh rằng, khai triển dăm phút này cũng là một bài học quan trọng lắm chứ! Ít nhất là quan trọng đối với tôi khi tôi tự vấn rằng nếu người không có đủ Bi Trí Dũng, e rằng người đã thua… con gà!

Tự vấn như thế, tôi có câu trả lời ngay cho mình. Tôi đã thua con gà.

Vâng, tôi đã thua con gà. Tôi rất thành thật mà nhận như thế. Chỉ kiểm điểm đơn giản thôi, tôi đã thấy thế này:

Ăn chay giúp tôi giữ được tâm Bi vì không còn sát hại sinh vật để chiên xào nấu nướng, nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn vô tình dẫm đạp kiến, vô tình giết trùng khi trồng cây, nhổ cỏ, vẫn vô tình đánh muỗi khi bị đốt… Những sự vô tình này, nếu thực có tâm Bi, tôi có thể tránh được bằng cách cẩn trọng hơn.

Giúp người hoạn nạn tôi cũng thường giúp nhưng dường như tôi chỉ giúp khi khả năng đang sẵn có. Giúp như thế còn dễ dàng quá, nhẹ nhàng quá, chưa thể đủ là tâm Bi khi nhớ chuyện tiền thân, Đức Phật từng xả thân nuôi cọp đói, chư Bồ Tát nguyện vào chốn nguy nan cứu người.

Về Trí, được làm con Như Lai, khoác áo Như Lai thì phải đi trên đường Như Lai. Muốn vững bước trên đường Như Lai thì phải vận dụng trí tuệ, luôn học hỏi để quán triệt giáo pháp mới có thể ứng dụng vào căn cơ của mình.

Tôi thú nhận vẫn còn nhiều lười biếng. Sự lười biếng này sẽ tác hại gấp bội nếu được hỗ trợ thêm lòng tham lam. Tham đây không phải tham những thứ đời-thường mà tham biết nhiều thứ cùng lúc. Như đang học Kinh Thắng Man, loay hoay mãi phần Như-Lai-Tạng, đối với tôi, không dễ thông qua, bèn “giải đãi nghỉ mệt” bằng cách mở cuốn Kinh Bốn Mươi Hai Chương, đã được diễn giải để mong đỡ phải vận dụng suy nghĩ. Nhưng mới mấy trang đầu đã gặp ngay đoạn:

“Xuất gia Sa-môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyện. Đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu. Tâm bất hệ đạo, diệc bất kiết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng. Bất lịch chư vị, nhi sự sùng tối. Danh chi vi đạo.”

Nội dung lời Phật dạy tỏ như ánh sáng mặt trời, mặt trăng nhưng cũng cứng rắn như ngọn roi của người nài, buộc lừa, ngựa phải ráng bước và bước cho đúng đường.

Người đã tự nguyện cắt bỏ ái dục mà xuất gia làm sa- môn, phải biết được nguồn tâm của mình, phải thận trọng học hỏi kỹ càng mới đạt được nghĩa ý thâm sâu của pháp. Muốn thế, phải học bằng tâm khoáng đãng, trong không sở đắc, ngoài không mong cầu, không ràng buộc tâm vào đạo mà phải làm sao để đạo thấm vào tâm khiến không tạo nghiệp. Không cầu quả vị mà vẫn tự chứng nghiệm qua sự nhiệt tâm học hỏi. Đó gọi là đạo.

Qua đoạn này, và hiểu đơn giản như thế, tôi vội vàng gấp cuốn Kinh Bốn Mươi Hai Chương, trở lại Kinh Thắng Man, phần Như-Lai- Tạng để nương theo lời chỉ dạy trên, bình tĩnh đọc từng chữ, từng giòng chưa hiểu, ghi xuống, tra cứu và may mắn thay, tôi vỡ lẽ ra đoạn Thắng Man phu nhân bạch Phật:

“ … Như-Lai-Tạng với tự tánh thanh tịnh này, tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na không phải là bị ô nhiễm bởi phiền não. Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị ô nhiễm bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não, vậy đâu có thể pháp không xúc mà có thể nhiễm ô tâm được…” (*)

Đó, tôi thường có những lúc vô trí, để sự giải đãi và tham lam chi phối, khiến nhiều lúc sự học tập cứ dở dang này tiếp nối dở dang kia!

Về tâm Dũng thì tôi thường được dạy rằng, là người xuất gia, phải cang cường giữ giới luật, hành trì đúng pháp, đạt hạnh vô úy để nói ngay, nói thật những khi cần nói ngay, nói thật, mang lại an vui hạnh phúc lợi người, dù điều đó có tổn thương mình. Tâm Dũng cũng còn nhắc nhở người xuất gia phải thắng mọi cám dỗ của dục lạc vô thường thế gian.

Nhìn lại mình, tôi xin tự nhận là tôi chưa đủ Dũng. Thắng những cám dỗ thế gian, đối với tôi tương đối đã dễ, nhưng giữ giới luật và hành trì đúng pháp thì đôi khi vẫn phạm, vì lơ là, vì vô ý mới sanh ra thiếu nghiêm túc; trong khi nói ngay nói thật thì nhiều lúc lại “Ngay quá! Thật quá!” Cái Dũng này mà thiếu Trí thì có thể chỉ chuốc lấy phiền não cho mình và cho người!

Luẩn quẩn tự xét mình về Bi Trí Dũng như thế, tôi thấy tôi thua con gà! Nhận thua rồi, tôi bỗng nhớ một câu chuyện vui khác, cũng có con gà góp phần.

Đó là chuyện một anh chàng bị bệnh tâm thần, cứ nghĩ mình là hạt bắp nên hễ thấy gà ở đâu là anh hốt hoảng, chạy chối chết vì sợ gà sẽ… mổ hạt bắp.

Anh  được một  bác  sỹ  tận  tâm  chữa  trị, kiên nhẫn ngồi với anh hàng giờ để giải thích và chứng minh cho anh biết, anh là người, chứ không phải hạt bắp. Nếu con gà thấy anh thì con gà phải sợ mà chạy, chứ không phải anh chạy.

Nhiều tháng liên tục, không phải uống thuốc thang gì, mà bác sỹ chỉ bắt anh nói có một câu “Tôi là người. Tôi không phải hạt bắp.”

Bệnh nhân ngoan ngoãn tuân lời, chỉ trừ khi ngủ, lúc ăn, thì giờ còn lại, anh như người thành tâm, siêng năng tụng chú “Tôi là người. Tôi không phải hạt bắp.” Giọng nói của anh mỗi ngày mỗi tự tin, hùng dũng, nên một hôm, bác sỹ muốn chứng nghiệm kết quả bèn cùng đi ra sân với anh sau khi đã thả vào sân một con gà.

Hỡi ơi, vừa thấy con gà, anh chàng run rẩy, mặt mũi xanh rờn và lại cắm cổ chạy. Bác sỹ giận quá, túm anh lại và quát:

- Anh là người! Anh không phải hạt bắp, sao thấy gà lại chạy?
Anh ta vừa run, vừa chắp tay lạy bác sỹ:
- Vâng, tôi biết tôi là người, tôi không phải hạt bắp. Nhưng con gà nó có biết vậy không, lỡ nó chỉ biết tôi là hạt bắp mà mổ, mà nuốt tôi
thì sao?

Câu chuyện này, với những liên tưởng của tôi về con gà và Bi, Trí, Dũng, đã khởi chút hoài nghi về trí của gà. Nếu gà thực có trí và thừa sức đánh bại tôi, sao lại có những con gà nuốt giây thun mà mất mạng? Khi ấy, chắc gà đã nhìn lầm giây thun là sâu, là trùng chăng?

Những nghĩ lầm, thấy lầm, tác hại vô song, chẳng trừ là với người hay vật, nên trong Bát Chánh Đạo, chánh-tư-duy đứng ngay sau chánh-kiến.

Tuy đứng sau, nhưng với tôi, cái suy nghĩ chủ động cái nhận thức. Suy nghĩ sai mới đưa tới nhận thức sai rồi hành động sai. Con gà sẽ không nuốt sợi giây thun nếu nó không nghĩ đó là con trùng, là thực phẩm.

Nên điều căn bản trong Đạo Phật là Trí Tuệ. Chẳng thế mà hàng chữ “Duy Tuệ Thị Nghiệp” thường thấy ghi ở nơi trang trọng, trong hầu hết những Già Lam tự viện.

Dăm phút lạm bàn, cảm thấy hổ thẹn, tôi tự nhủ, phải thắng con gà, ít nhất ở điểm Trí này.

Nếu không, thà là hạt bắp, còn cho gà được một bữa no lòng!

Xem thêm:

Con gà và bi-trí-dũng

Tôi phải xin thưa ngay một cách rất nghiêm túc là tựa đề bài viết không hề dám có ý đùa cợt khi nói về Bi Trí Dũng mà lại có con gà đứng bên cạnh.

Thưa, gợi ý này là từ một vị giảng sư, trước khi thầy nói vào đề tài chính của bài giảng. Thầy gợi ý rằng khi gà mẹ nằm ấp nhiều ngày thì tình thương con đã nẩy nở dù khi đó vẫn mới chỉ là những cái trứng. Vì tình thương đã sẵn nên khi trứng nở ra gà con thì gà mẹ ôm lấy ngay, nhận ra ngay sự gắn bó với đàn con. Tình thương đó là Bi.


Phật pháp ứng dụng Con gà và bi-trí-dũng

Sau đó, gà mẹ không hề rời đàn con. Nó rất thực tế, lập tức dẫn đàn con đi quan sát, đào bới những nơi đất mềm, ẩm thấp để tìm lương thực là giun, trùng, sâu bọ… Đó là nó đang dùng Trí mà dạy con và nuôi con.

Khi cảm thấy có gì hiểm nguy, gà mẹ không hề ngần ngại hay chậm trễ mà ngay tức khắc, dũng cảm xông tới đối tượng, giương cựa, xòe cánh, bảo vệ đàn con. Đó là Dũng.
Một con gà phát triển tự nhiên đều hội đủ ba điểm son Bi Trí Dũng như thế.

Ngay buổi giảng hôm đó, tôi biết mình đã không chú tâm hoàn toàn vào đề tài chính mà lại để tâm vướng mắc vào “dăm phút nói chuyện vui” mở đầu của thầy!

Tôi tự biện minh rằng, khai triển dăm phút này cũng là một bài học quan trọng lắm chứ! Ít nhất là quan trọng đối với tôi khi tôi tự vấn rằng nếu người không có đủ Bi Trí Dũng, e rằng người đã thua… con gà!

Tự vấn như thế, tôi có câu trả lời ngay cho mình. Tôi đã thua con gà.

Vâng, tôi đã thua con gà. Tôi rất thành thật mà nhận như thế. Chỉ kiểm điểm đơn giản thôi, tôi đã thấy thế này:

Ăn chay giúp tôi giữ được tâm Bi vì không còn sát hại sinh vật để chiên xào nấu nướng, nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn vô tình dẫm đạp kiến, vô tình giết trùng khi trồng cây, nhổ cỏ, vẫn vô tình đánh muỗi khi bị đốt… Những sự vô tình này, nếu thực có tâm Bi, tôi có thể tránh được bằng cách cẩn trọng hơn.

Giúp người hoạn nạn tôi cũng thường giúp nhưng dường như tôi chỉ giúp khi khả năng đang sẵn có. Giúp như thế còn dễ dàng quá, nhẹ nhàng quá, chưa thể đủ là tâm Bi khi nhớ chuyện tiền thân, Đức Phật từng xả thân nuôi cọp đói, chư Bồ Tát nguyện vào chốn nguy nan cứu người.

Về Trí, được làm con Như Lai, khoác áo Như Lai thì phải đi trên đường Như Lai. Muốn vững bước trên đường Như Lai thì phải vận dụng trí tuệ, luôn học hỏi để quán triệt giáo pháp mới có thể ứng dụng vào căn cơ của mình.

Tôi thú nhận vẫn còn nhiều lười biếng. Sự lười biếng này sẽ tác hại gấp bội nếu được hỗ trợ thêm lòng tham lam. Tham đây không phải tham những thứ đời-thường mà tham biết nhiều thứ cùng lúc. Như đang học Kinh Thắng Man, loay hoay mãi phần Như-Lai-Tạng, đối với tôi, không dễ thông qua, bèn “giải đãi nghỉ mệt” bằng cách mở cuốn Kinh Bốn Mươi Hai Chương, đã được diễn giải để mong đỡ phải vận dụng suy nghĩ. Nhưng mới mấy trang đầu đã gặp ngay đoạn:

“Xuất gia Sa-môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyện. Đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu. Tâm bất hệ đạo, diệc bất kiết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng. Bất lịch chư vị, nhi sự sùng tối. Danh chi vi đạo.”

Nội dung lời Phật dạy tỏ như ánh sáng mặt trời, mặt trăng nhưng cũng cứng rắn như ngọn roi của người nài, buộc lừa, ngựa phải ráng bước và bước cho đúng đường.

Người đã tự nguyện cắt bỏ ái dục mà xuất gia làm sa- môn, phải biết được nguồn tâm của mình, phải thận trọng học hỏi kỹ càng mới đạt được nghĩa ý thâm sâu của pháp. Muốn thế, phải học bằng tâm khoáng đãng, trong không sở đắc, ngoài không mong cầu, không ràng buộc tâm vào đạo mà phải làm sao để đạo thấm vào tâm khiến không tạo nghiệp. Không cầu quả vị mà vẫn tự chứng nghiệm qua sự nhiệt tâm học hỏi. Đó gọi là đạo.

Qua đoạn này, và hiểu đơn giản như thế, tôi vội vàng gấp cuốn Kinh Bốn Mươi Hai Chương, trở lại Kinh Thắng Man, phần Như-Lai- Tạng để nương theo lời chỉ dạy trên, bình tĩnh đọc từng chữ, từng giòng chưa hiểu, ghi xuống, tra cứu và may mắn thay, tôi vỡ lẽ ra đoạn Thắng Man phu nhân bạch Phật:

“ … Như-Lai-Tạng với tự tánh thanh tịnh này, tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na không phải là bị ô nhiễm bởi phiền não. Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị ô nhiễm bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não, vậy đâu có thể pháp không xúc mà có thể nhiễm ô tâm được…” (*)

Đó, tôi thường có những lúc vô trí, để sự giải đãi và tham lam chi phối, khiến nhiều lúc sự học tập cứ dở dang này tiếp nối dở dang kia!

Về tâm Dũng thì tôi thường được dạy rằng, là người xuất gia, phải cang cường giữ giới luật, hành trì đúng pháp, đạt hạnh vô úy để nói ngay, nói thật những khi cần nói ngay, nói thật, mang lại an vui hạnh phúc lợi người, dù điều đó có tổn thương mình. Tâm Dũng cũng còn nhắc nhở người xuất gia phải thắng mọi cám dỗ của dục lạc vô thường thế gian.

Nhìn lại mình, tôi xin tự nhận là tôi chưa đủ Dũng. Thắng những cám dỗ thế gian, đối với tôi tương đối đã dễ, nhưng giữ giới luật và hành trì đúng pháp thì đôi khi vẫn phạm, vì lơ là, vì vô ý mới sanh ra thiếu nghiêm túc; trong khi nói ngay nói thật thì nhiều lúc lại “Ngay quá! Thật quá!” Cái Dũng này mà thiếu Trí thì có thể chỉ chuốc lấy phiền não cho mình và cho người!

Luẩn quẩn tự xét mình về Bi Trí Dũng như thế, tôi thấy tôi thua con gà! Nhận thua rồi, tôi bỗng nhớ một câu chuyện vui khác, cũng có con gà góp phần.

Đó là chuyện một anh chàng bị bệnh tâm thần, cứ nghĩ mình là hạt bắp nên hễ thấy gà ở đâu là anh hốt hoảng, chạy chối chết vì sợ gà sẽ… mổ hạt bắp.

Anh  được một  bác  sỹ  tận  tâm  chữa  trị, kiên nhẫn ngồi với anh hàng giờ để giải thích và chứng minh cho anh biết, anh là người, chứ không phải hạt bắp. Nếu con gà thấy anh thì con gà phải sợ mà chạy, chứ không phải anh chạy.

Nhiều tháng liên tục, không phải uống thuốc thang gì, mà bác sỹ chỉ bắt anh nói có một câu “Tôi là người. Tôi không phải hạt bắp.”

Bệnh nhân ngoan ngoãn tuân lời, chỉ trừ khi ngủ, lúc ăn, thì giờ còn lại, anh như người thành tâm, siêng năng tụng chú “Tôi là người. Tôi không phải hạt bắp.” Giọng nói của anh mỗi ngày mỗi tự tin, hùng dũng, nên một hôm, bác sỹ muốn chứng nghiệm kết quả bèn cùng đi ra sân với anh sau khi đã thả vào sân một con gà.

Hỡi ơi, vừa thấy con gà, anh chàng run rẩy, mặt mũi xanh rờn và lại cắm cổ chạy. Bác sỹ giận quá, túm anh lại và quát:

- Anh là người! Anh không phải hạt bắp, sao thấy gà lại chạy?
Anh ta vừa run, vừa chắp tay lạy bác sỹ:
- Vâng, tôi biết tôi là người, tôi không phải hạt bắp. Nhưng con gà nó có biết vậy không, lỡ nó chỉ biết tôi là hạt bắp mà mổ, mà nuốt tôi
thì sao?

Câu chuyện này, với những liên tưởng của tôi về con gà và Bi, Trí, Dũng, đã khởi chút hoài nghi về trí của gà. Nếu gà thực có trí và thừa sức đánh bại tôi, sao lại có những con gà nuốt giây thun mà mất mạng? Khi ấy, chắc gà đã nhìn lầm giây thun là sâu, là trùng chăng?

Những nghĩ lầm, thấy lầm, tác hại vô song, chẳng trừ là với người hay vật, nên trong Bát Chánh Đạo, chánh-tư-duy đứng ngay sau chánh-kiến.

Tuy đứng sau, nhưng với tôi, cái suy nghĩ chủ động cái nhận thức. Suy nghĩ sai mới đưa tới nhận thức sai rồi hành động sai. Con gà sẽ không nuốt sợi giây thun nếu nó không nghĩ đó là con trùng, là thực phẩm.

Nên điều căn bản trong Đạo Phật là Trí Tuệ. Chẳng thế mà hàng chữ “Duy Tuệ Thị Nghiệp” thường thấy ghi ở nơi trang trọng, trong hầu hết những Già Lam tự viện.

Dăm phút lạm bàn, cảm thấy hổ thẹn, tôi tự nhủ, phải thắng con gà, ít nhất ở điểm Trí này.

Nếu không, thà là hạt bắp, còn cho gà được một bữa no lòng!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng bài thơ hạnh phúc

Em muốn reo lên như cái thời thơ bé 
Được phần quà yêu thích nhất người trao 
Lòng em bừng tia nắng ấm dạt dào
Khi người về tựa ngàn muôn ánh lửa

Em muốn hát vang từng bài ca năm cũ 
Từng bài ca nào một thuở đã say mê
Em muốn dang tay ôm cả khoảng trời 
Thu Gom kết lại làm thành hương vị sống

Em muốn ôm nốt đêm khuya và gió lạnh 
Cất vào lòng chuyền hơi ấm yêu thương 
Em muốn nhoà tan vào vũng mù sương 
Đem hạnh phúc thênh thang hoà vũ trụ

Em muốn cả không gian sầu ủ rũ
Sáng bừng lên ngàn tia nắng hừng đông 
Em muốn làm loài chim nhỏ đêm Xuân 
Cất tiếng véo von cho một ngày tươi mới

Em muốn nói cùng ai vạn lời thân ái
Em muốn cùng người chia sẻ mọi niềm vui 
Những niềm vui ngàn thuở đã hiếm hoi 
Chợt sống lại trong em từ khoảnh khắc!

Xem thêm:

Bài thơ hạnh phúc

Phật pháp ứng dụng bài thơ hạnh phúc

Em muốn reo lên như cái thời thơ bé 
Được phần quà yêu thích nhất người trao 
Lòng em bừng tia nắng ấm dạt dào
Khi người về tựa ngàn muôn ánh lửa

Em muốn hát vang từng bài ca năm cũ 
Từng bài ca nào một thuở đã say mê
Em muốn dang tay ôm cả khoảng trời 
Thu Gom kết lại làm thành hương vị sống

Em muốn ôm nốt đêm khuya và gió lạnh 
Cất vào lòng chuyền hơi ấm yêu thương 
Em muốn nhoà tan vào vũng mù sương 
Đem hạnh phúc thênh thang hoà vũ trụ

Em muốn cả không gian sầu ủ rũ
Sáng bừng lên ngàn tia nắng hừng đông 
Em muốn làm loài chim nhỏ đêm Xuân 
Cất tiếng véo von cho một ngày tươi mới

Em muốn nói cùng ai vạn lời thân ái
Em muốn cùng người chia sẻ mọi niềm vui 
Những niềm vui ngàn thuở đã hiếm hoi 
Chợt sống lại trong em từ khoảnh khắc!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Trên đời này có những bậc thánh hay không? Nhiều người không tin như vậy. Nhưng trong cả tỷ người của nhân loại, đã có một số người hiếm hoi được coi như là thánh nhân, vì họ làm được những điều mà những người bình thường không ai làm được, ví dụ như Gandhi, hay Mẹ Theresa chẳng hạn…

Những người ấy dường như thuộc về loại người phi thường, ở trên một tầng lớp cao xa, cách biệt với những người bình thường chúng ta. Đó là theo cách nhìn của những tôn giáo như Ấn độ giáo, Thiên Chúa Giáo v.v.. Nhưng theo đạo Phật, trong mỗi con người đều đã có sẵn một vị Phật, và ai cũng có thể thành Phật, qua quá trình chuyển đổi “từ phàm qua thánh.”

Như vậy, trong cõi trần gian ô trọc này, có thể có những người đã hoán chuyển từ phàm nhân thành thánh nhân vẫn đang sống lẫn lộn với chúng ta, mà ta không biết tới. Bởi vì không có thánh nhân thực sự nào tự nhận mình là thánh nhân cả, mà phần nhiều là do những người có cơ duyên tiếp xúc đã cảm nhận như vậy mà thôi.

Theo thiển ý, tiến trình chuyển hóa từ phàm qua thánh cũng qua nhiều cung bậc, mà có lẽ chỉ có người chứng đắc mới tự biết được. Tuy nhiên, một người đạt tới mức “thánh” không chỉ vì trí tuệ của sự giác ngộ và công đức của những điều lành đã làm, mà còn có thể tỏa ra một từ lực ảnh hưởng đến tâm của người trước mặt. Từ lực đó đem lại sự an lạc và hứng khởi, và cũng làm dấy lên một niềm tin trong lòng người đối diện.



Phật pháp ứng dụng chân dung củ một thánh nhân


Trong tháng vừa qua, miền Nam California đã có cơ duyên đón tiếp một vĩ nhân của thời đại, Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, trong đại lễ khánh thành chùa Điều Ngự. Không đi tham dự, nhưng tôi đã ở nhà theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp. Điều làm tôi để ý nhất, có lẽ là thái độ khiêm tốn, bình dị, mà luôn ung dung tự tại của Ngài. Những cử chỉ của ngài rất hồn nhiên, rất bình thường như một con người bình thường, nhưng vẫn có một vẻ gì cao quý khiến người ta phải kính trọng.

Tuy chỉ qua màn hình, nhưng tôi dường như cảm nhận được từ lực toát ra từ Ngài, qua bộ mặt lúc nào cũng tươi cười hỷ xả, qua lòng từ bi thể hiện đối với tất cả những người được tiếp cận. Một con người phải có sức hấp dẫn siêu phàm mới thu hút được hàng ngàn vạn người từ đủ mọi sắc tộc, mọi tôn giáo khác nhau đến để gặp mặt, mặc cho thời tiết nóng lạnh, phải chịu đựng những bất tiện, ngay cả tốn kém nữa. Như vậy, điều gì đã tạo ra từ lực siêu phàm ấy?

Tìm hiểu tiểu sử của ngài, ngay từ thuở ấu thơ đã được tôn vinh như vị vua tinh thần và chính thức của đất nước Tây Tạng, rồi khi đất nước bị ngoại bang xâm chiếm đã phải sống đời lưu vong nơi xứ người, mang nặng trên vai trọng trách của một nhà lãnh đạo. Kể từ đó trong suốt 60 năm qua ngài đã tranh đấu không ngừng nghỉ, tìm một giải pháp tự trị cho quê hương để bảo vệ cho dân tộc và nền văn hóa truyền thống.


Có lẽ hơn ai hết, cuộc đời của ngài đầy dẫy những thử thách gian nan, những nỗi niềm u uất và trăn trở trước hành động dã man của kẻ xâm lược bá quyền muốn xóa bỏ một đất nước dân tộc đã từng một thời có một quá khứ vinh quang. Nhưng chính những khó khăn trở ngại đó lại là cơ duyên cho ngài rèn luyện con người của mình, để trở thành một biểu tượng của tình thương và trí tuệ mà mọi người trên thế giới đều phải kính phục.

Ngài đã nói như sau về kinh nghiệm của mình: “Trường hợp của tôi, ở tuổi 16 đã mất tự do, và đến 24 tuổi thì mất quê hương. Tôi đã là một người tỵ nạn trong suốt 40 năm, với trách nhiệm nặng nề trên vai. Khi tôi nhìn lại, thấy cuộc đời mình không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, qua suốt những năm tháng đó, tôi đã học được lòng từ bi, về sự quan tâm săn sóc đến người khác.

Tinh thần ấy đã đem lại sức mạnh nội tại trong tôi. Những đau khổ gặp phải chắc chắn sẽ góp phần thăng tiến trong sự tu tập tâm linh, nếu bạn có thể chuyển hóa những tai họa và sự bất hạnh qua con đường Đạo pháp.

Những thời kỳ khó khăn xây đắp cho ta sự quyết tâm và sức mạnh nội tại, qua đó ta có thể nhìn ra được sự vô ích của những cơn nóng giận. Thay vì nổi giận, hãy nuôi dưỡng một mối quan tâm sâu xa và sự kính trọng đối với kẻ đã xâm hại đến ta, bởi vì chính nhờ những hoàn cảnh thử thách họ đã tạo nên mà ta mới có cơ hội vô giá để thực hành hạnh nhẫn nhục.

Cũng nên nhớ rằng thời kỳ đem lại lợi lạc nhất cho trí tuệ và sức mạnh nội tại lại thường là thời kỳ có nhiều khó khăn nhất. Bằng cách ứng xử đúng đắn - ở đây một lần nữa ta lại thấy sự tối quan trọng của việc khai triển một thái độ tích cực – kinh nghiệm đau khổ có thể làm cho ta mở mắt thấy được thực tại. Ví dụ như, kinh nghiệm riêng của tôi trong đời tỵ nạn đã cho tôi nhận ra rằng những nghi thức kéo dài lê thê, vốn là một phần quan trọng trong đời sống của tôi ở Tây Tạng, là hoàn toàn không cần thiết.”

Trong những bài giảng pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đều nói về sự phát triển lòng từ bi. Nghe qua thì không có vẻ gì là mới lạ hay cao siêu, nhưng khi nhìn đến con người của ngài, mới thấy được năng lực kỳ diệu của lòng từ bi như thế nào. Lòng từ bi ấy hẳn là đã kết tinh từ một trí tuệ bao la thấy rõ tính Không trong mọi người mọi việc, từ đó phát xuất một tâm vô ngã và bình đẳng, xem tất cả mọi người đều như nhau, không phân biệt sang hèn hay giầu nghèo.

Chính lòng từ bi ấy đã là chất liệu hun đúc nên từ lực tỏa ra từ ngài, khiến cho đi đến đâu, sự hiện diện của ngài cũng có thể đem lại sự an bình và hứng khởi cho tất cả những người có may mắn được diện kiến.

Chade-Meng Tan, đồng chủ tịch uỷ ban vận động đề cử ứng viên giải Nobel hòa bình và tác giả sách bán chạy nhất theo NYT, đã viết một bài với đề tài “Ai là người bạn đã gặp hay làm việc chung gây cảm hứng nhiều nhất?” như sau:

“Không cần phải nghi ngờ gì cả, người tạo hứng khởi nhiều nhất mà tôi đã gặp là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lần đầu tiên tôi gặp ngài vào năm 2005, khi ngài đến thăm trường Đại Học Stan-ford. Lúc đó, tôi là một trong những người đóng góp nhiều nhất cho Đại học Stanford để lập chương trình học về Tây Tạng, nên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tới, tôi được mời như một VIP đến dự buổi tiệc trưa khoản đãi.

Trước khi gặp ngài, tôi đã nghĩ là mình sẽ thất vọng. Bởi vì tôi có một số kỳ vọng về người thánh thiện phải như thế nào, và tôi đoan chắc là ngài sẽ không đạt tới những tiêu chuẩn đó. Tôi nghĩ chắc ngài chỉ là một ông già trọc đầu nói những lời giả dối mà thôi.
Thế mà, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua cả những kỳ vọng cao nhất của tôi. Thật là đáng thán phục!

Điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên là sự ấm áp và hoan hỉ của ngài. Ngài thân thiện với tất cả những người diện kiến. Ngài mỉm cười với mọi người, cầm tay họ, và cười một cách tự nhiên thoải mái. Ngài không có cái vẻ kiểu cách giống như những người thường có nhân viên bảo vệ theo hầu.

Điều thứ hai khiến tôi ngạc nhiên là trong cuộc nói chuyện buổi trưa của ngài, có lúc vấn đề Tây Tạng được nêu ra. Bạn có thể thấy được rằng, đây là một đề tài rất thương tâm cho người Tây Tạng, bởi vì những người Tây Tạng ở chung quanh tôi đều hoặc là khóc, hoặc là cố cầm nước mắt, nhưng ngài vẫn nói chuyện một cách bình thản, không có một dấu vết giận dữ nào trong giọng nói, và luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc bất bạo động, sự cảm thông lẫn nhau, và biểu lộ tình cảm đối với người dân Trung Hoa.

Tôi ngồi ngay trước sân khấu, vì ở hàng danh dự, nên thấy rõ mắt ngài khi đang nói. Ngay lúc đó, tôi đã vững tin rằng, ngài chính là một Con Người Chân Chính. Mặc dù phải trải qua bao đau khổ trong cuộc đời, người này đã không hề tỏ ra bất cứ một sự giận dữ, thù hận hay cay đắng nào. Tôi thật hoàn toàn thán phục.


Ngày hôm sau, tôi lại càng thán phục hơn sự thông minh của ngài. Tôi đang theo dõi cuộc đối thoại của ngài với những chuyên gia khoa học thần kinh trên sân khấu. Ngài đang ở đó giữa một nhóm học giả uyên bác, mà vẫn giữ vị thế của mình rất vững vàng. Ngài hỏi những câu thật thông minh, và nêu lên những điểm trong đó hàm chứa sự hiểu biết có tính cách khai sáng. Sau một lúc, người ta bắt đầu nghi rằng ông già trọc đầu hay cười này lại là người thông minh nhất trên sân khấu.

Nhưng giây phút kinh ngạc nhất của tôi là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời một câu hỏi về tình thương và sự đau khổ. Đề cập đến một buổi thuyết trình trước của Bill Mobley chứng minh rằng những vùng tương tự ở não sáng lên khi một người đang đau cũng như khi người ấy đồng cảm với một người khác đang đau, ngài đã đưa ra một vấn đề quan trọng mà không ai nghĩ tới. Ngắt lời người thông dịch viên, ngài giải thích bằng giọng tiếng Anh chập choạng rằng, có ít nhất hai loại tình thương, tình thương cho người thân của mình (mà ngài gọi là “tình thương giới hạn”) và tình thương cho người xa lạ (mà ngài gọi là “tình thương chân thực” ).

Cả hai có tính chất khác nhau, do đó cần phải được nghiên cứu một cách riêng biệt. Nếu những biểu hiện trên não của cả hai đều giống nhau, ngài nói, “thì tôi cảm thấy bộ não thật là điên rồ”. Tất cả mọi người đều cười ồ lên. Bill Motley có ấn tượng về ngài đến nỗi, ông nói rằng, “Đây là một trong những kinh nghiệm khai thị cho ta biết rằng, cách suy nghĩ mạch lạc như thế đã hoàn toàn định rõ một công trình khảo cứu 20 năm như thế nào.”

Con người của Đức Đạt Lai Lạt Ma, với trí tuệ và lòng từ bi rộng lớn, đã chinh phục sự ngưỡng mộ của mọi người trên thế giới như thế nào, ở đây không cần nhắc đến nhiều. Điều đáng nói là ngài có vẻ ưu ái đặc biệt đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vốn đã là một lực lượng đông đảo ủng hộ ngài và Phật giáo Tây Tạng. Có lẽ vì cộng đồng người Việt và Tây Tạng có những hoàn cảnh giống nhau. Kể từ sau tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam bị mất vào tay cộng sản, những người dân tìm đường bỏ nước ra đi sống đời lưu vong không khác gì những người dân Tây Tạng.

Hơn bốn mươi năm trôi qua, mọi sự tưởng như đã nhạt nhòa, nhưng rồi hiểm họa mất nước lần nữa ngày lại càng hiện ra rõ rệt hơn, với nguy cơ hoàn toàn rơi vào tay ngoại bang và bị diệt vong, như Tây Tạng ngày nào. Điều khác biệt là người Tây Tạng may mắn có một vị lãnh đạo siêu phàm vĩ đại, còn người Việt Nam thì không. Hơn bao giờ hết chúng ta phải biết tỉnh ngộ mà rút kinh nghiệm từ bài học Tây Tạng, để cố tìm đường thoát ra khỏi vũng lầy càng ngày càng lún sâu. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã lên tiếng cảnh cáo: “Nếu người Việt Nam không làm gì cả, Việt Nam rồi cũng sẽ trở thành như Tây Tạng.”

Gần 60 năm đã trôi qua kể từ ngày quân Trung Cộng tràn vào cưỡng chiếm Tây Tạng. Thời gian làm mòn mỏi nhiều thứ, kể cả quyết tâm và hi vọng, nhưng người dân Tây Tạng dù trải qua đến mấy thế hệ vẫn luôn nung nấu trong lòng ý chí phấn đấu cho đất nước được ra khỏi thảm họa diệt vong, vẫn coi Đức Đạt Lai Lạt Ma như vị lãnh tụ tối cao dù ở trong hay ngoài nước. Và người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, dù đã trên 80 tuổi, vẫn còn nuôi hi vọng một ngày nào đó mọi sự sẽ xoay chiều, để đất nước của ông vẫn còn nguyên vẹn và dân tộc của ông sẽ sống trong tự do, hạnh phúc.

Có một lần đến thăm nhà người bạn, tôi thấy trên tường có treo một khung hình trong đó có bài thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là những lời nói của ngài được dịch ra tiếng Anh như một bài thơ, với sự cho phép của ngài. Nghe nói, bài thơ này đã được treo khắp nơi ở Dharamsala, nơi cư ngụ của ngài ở Ấn Độ gần biên giới Tây Tạng. Bài thơ này đã đem lại sự xúc động và niềm cảm hứng không chỉ cho dân tộc Tây Tạng, mà còn cho tất cả mọi người ở bất cứ mọi nơi, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Xin tạm dịch như sau:

Không bao giờ bỏ cuộc
Dù bất cứ chuyện gì xẩy ra
Đừng bao giờ bỏ cuộc
Hãy khai triển tâm bạn

Có quá nhiều năng lượng đã tiêu dùng
Vào việc phát triển trí óc
Thay vì để khai triển tấm lòng

Hãy mở lòng từ bi
Không phải chỉ cho bạn bè thân thuộc

Mà cho tất cả mọi người
Hãy mở lòng từ bi

Làm những việc đem lại hòa bình
Trong tâm và cho cả thế giới
Làm những việc đem lại hòa bình
Và tôi nhắc lại rằng
Đừng bao giờ bỏ cuộc

Dù bất cứ chuyện gì xẩy ra quanh mình
Cũng không bao giờ bỏ cuộc!
(Đạt Lai Lạt Ma thứ 14)


Dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dân tộc Tây Tạng vẫn chưa bỏ cuộc.
Dù một ngàn năm ở dưới ách xâm lăng, dân tộc Việt Nam đã không bỏ cuộc.
Vậy thì có lý gì lại bỏ cuộc trong lúc này?


Xem thêm:

Chân dung của một thánh nhân

Trên đời này có những bậc thánh hay không? Nhiều người không tin như vậy. Nhưng trong cả tỷ người của nhân loại, đã có một số người hiếm hoi được coi như là thánh nhân, vì họ làm được những điều mà những người bình thường không ai làm được, ví dụ như Gandhi, hay Mẹ Theresa chẳng hạn…

Những người ấy dường như thuộc về loại người phi thường, ở trên một tầng lớp cao xa, cách biệt với những người bình thường chúng ta. Đó là theo cách nhìn của những tôn giáo như Ấn độ giáo, Thiên Chúa Giáo v.v.. Nhưng theo đạo Phật, trong mỗi con người đều đã có sẵn một vị Phật, và ai cũng có thể thành Phật, qua quá trình chuyển đổi “từ phàm qua thánh.”

Như vậy, trong cõi trần gian ô trọc này, có thể có những người đã hoán chuyển từ phàm nhân thành thánh nhân vẫn đang sống lẫn lộn với chúng ta, mà ta không biết tới. Bởi vì không có thánh nhân thực sự nào tự nhận mình là thánh nhân cả, mà phần nhiều là do những người có cơ duyên tiếp xúc đã cảm nhận như vậy mà thôi.

Theo thiển ý, tiến trình chuyển hóa từ phàm qua thánh cũng qua nhiều cung bậc, mà có lẽ chỉ có người chứng đắc mới tự biết được. Tuy nhiên, một người đạt tới mức “thánh” không chỉ vì trí tuệ của sự giác ngộ và công đức của những điều lành đã làm, mà còn có thể tỏa ra một từ lực ảnh hưởng đến tâm của người trước mặt. Từ lực đó đem lại sự an lạc và hứng khởi, và cũng làm dấy lên một niềm tin trong lòng người đối diện.



Phật pháp ứng dụng chân dung củ một thánh nhân


Trong tháng vừa qua, miền Nam California đã có cơ duyên đón tiếp một vĩ nhân của thời đại, Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, trong đại lễ khánh thành chùa Điều Ngự. Không đi tham dự, nhưng tôi đã ở nhà theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp. Điều làm tôi để ý nhất, có lẽ là thái độ khiêm tốn, bình dị, mà luôn ung dung tự tại của Ngài. Những cử chỉ của ngài rất hồn nhiên, rất bình thường như một con người bình thường, nhưng vẫn có một vẻ gì cao quý khiến người ta phải kính trọng.

Tuy chỉ qua màn hình, nhưng tôi dường như cảm nhận được từ lực toát ra từ Ngài, qua bộ mặt lúc nào cũng tươi cười hỷ xả, qua lòng từ bi thể hiện đối với tất cả những người được tiếp cận. Một con người phải có sức hấp dẫn siêu phàm mới thu hút được hàng ngàn vạn người từ đủ mọi sắc tộc, mọi tôn giáo khác nhau đến để gặp mặt, mặc cho thời tiết nóng lạnh, phải chịu đựng những bất tiện, ngay cả tốn kém nữa. Như vậy, điều gì đã tạo ra từ lực siêu phàm ấy?

Tìm hiểu tiểu sử của ngài, ngay từ thuở ấu thơ đã được tôn vinh như vị vua tinh thần và chính thức của đất nước Tây Tạng, rồi khi đất nước bị ngoại bang xâm chiếm đã phải sống đời lưu vong nơi xứ người, mang nặng trên vai trọng trách của một nhà lãnh đạo. Kể từ đó trong suốt 60 năm qua ngài đã tranh đấu không ngừng nghỉ, tìm một giải pháp tự trị cho quê hương để bảo vệ cho dân tộc và nền văn hóa truyền thống.


Có lẽ hơn ai hết, cuộc đời của ngài đầy dẫy những thử thách gian nan, những nỗi niềm u uất và trăn trở trước hành động dã man của kẻ xâm lược bá quyền muốn xóa bỏ một đất nước dân tộc đã từng một thời có một quá khứ vinh quang. Nhưng chính những khó khăn trở ngại đó lại là cơ duyên cho ngài rèn luyện con người của mình, để trở thành một biểu tượng của tình thương và trí tuệ mà mọi người trên thế giới đều phải kính phục.

Ngài đã nói như sau về kinh nghiệm của mình: “Trường hợp của tôi, ở tuổi 16 đã mất tự do, và đến 24 tuổi thì mất quê hương. Tôi đã là một người tỵ nạn trong suốt 40 năm, với trách nhiệm nặng nề trên vai. Khi tôi nhìn lại, thấy cuộc đời mình không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, qua suốt những năm tháng đó, tôi đã học được lòng từ bi, về sự quan tâm săn sóc đến người khác.

Tinh thần ấy đã đem lại sức mạnh nội tại trong tôi. Những đau khổ gặp phải chắc chắn sẽ góp phần thăng tiến trong sự tu tập tâm linh, nếu bạn có thể chuyển hóa những tai họa và sự bất hạnh qua con đường Đạo pháp.

Những thời kỳ khó khăn xây đắp cho ta sự quyết tâm và sức mạnh nội tại, qua đó ta có thể nhìn ra được sự vô ích của những cơn nóng giận. Thay vì nổi giận, hãy nuôi dưỡng một mối quan tâm sâu xa và sự kính trọng đối với kẻ đã xâm hại đến ta, bởi vì chính nhờ những hoàn cảnh thử thách họ đã tạo nên mà ta mới có cơ hội vô giá để thực hành hạnh nhẫn nhục.

Cũng nên nhớ rằng thời kỳ đem lại lợi lạc nhất cho trí tuệ và sức mạnh nội tại lại thường là thời kỳ có nhiều khó khăn nhất. Bằng cách ứng xử đúng đắn - ở đây một lần nữa ta lại thấy sự tối quan trọng của việc khai triển một thái độ tích cực – kinh nghiệm đau khổ có thể làm cho ta mở mắt thấy được thực tại. Ví dụ như, kinh nghiệm riêng của tôi trong đời tỵ nạn đã cho tôi nhận ra rằng những nghi thức kéo dài lê thê, vốn là một phần quan trọng trong đời sống của tôi ở Tây Tạng, là hoàn toàn không cần thiết.”

Trong những bài giảng pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đều nói về sự phát triển lòng từ bi. Nghe qua thì không có vẻ gì là mới lạ hay cao siêu, nhưng khi nhìn đến con người của ngài, mới thấy được năng lực kỳ diệu của lòng từ bi như thế nào. Lòng từ bi ấy hẳn là đã kết tinh từ một trí tuệ bao la thấy rõ tính Không trong mọi người mọi việc, từ đó phát xuất một tâm vô ngã và bình đẳng, xem tất cả mọi người đều như nhau, không phân biệt sang hèn hay giầu nghèo.

Chính lòng từ bi ấy đã là chất liệu hun đúc nên từ lực tỏa ra từ ngài, khiến cho đi đến đâu, sự hiện diện của ngài cũng có thể đem lại sự an bình và hứng khởi cho tất cả những người có may mắn được diện kiến.

Chade-Meng Tan, đồng chủ tịch uỷ ban vận động đề cử ứng viên giải Nobel hòa bình và tác giả sách bán chạy nhất theo NYT, đã viết một bài với đề tài “Ai là người bạn đã gặp hay làm việc chung gây cảm hứng nhiều nhất?” như sau:

“Không cần phải nghi ngờ gì cả, người tạo hứng khởi nhiều nhất mà tôi đã gặp là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lần đầu tiên tôi gặp ngài vào năm 2005, khi ngài đến thăm trường Đại Học Stan-ford. Lúc đó, tôi là một trong những người đóng góp nhiều nhất cho Đại học Stanford để lập chương trình học về Tây Tạng, nên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tới, tôi được mời như một VIP đến dự buổi tiệc trưa khoản đãi.

Trước khi gặp ngài, tôi đã nghĩ là mình sẽ thất vọng. Bởi vì tôi có một số kỳ vọng về người thánh thiện phải như thế nào, và tôi đoan chắc là ngài sẽ không đạt tới những tiêu chuẩn đó. Tôi nghĩ chắc ngài chỉ là một ông già trọc đầu nói những lời giả dối mà thôi.
Thế mà, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua cả những kỳ vọng cao nhất của tôi. Thật là đáng thán phục!

Điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên là sự ấm áp và hoan hỉ của ngài. Ngài thân thiện với tất cả những người diện kiến. Ngài mỉm cười với mọi người, cầm tay họ, và cười một cách tự nhiên thoải mái. Ngài không có cái vẻ kiểu cách giống như những người thường có nhân viên bảo vệ theo hầu.

Điều thứ hai khiến tôi ngạc nhiên là trong cuộc nói chuyện buổi trưa của ngài, có lúc vấn đề Tây Tạng được nêu ra. Bạn có thể thấy được rằng, đây là một đề tài rất thương tâm cho người Tây Tạng, bởi vì những người Tây Tạng ở chung quanh tôi đều hoặc là khóc, hoặc là cố cầm nước mắt, nhưng ngài vẫn nói chuyện một cách bình thản, không có một dấu vết giận dữ nào trong giọng nói, và luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc bất bạo động, sự cảm thông lẫn nhau, và biểu lộ tình cảm đối với người dân Trung Hoa.

Tôi ngồi ngay trước sân khấu, vì ở hàng danh dự, nên thấy rõ mắt ngài khi đang nói. Ngay lúc đó, tôi đã vững tin rằng, ngài chính là một Con Người Chân Chính. Mặc dù phải trải qua bao đau khổ trong cuộc đời, người này đã không hề tỏ ra bất cứ một sự giận dữ, thù hận hay cay đắng nào. Tôi thật hoàn toàn thán phục.


Ngày hôm sau, tôi lại càng thán phục hơn sự thông minh của ngài. Tôi đang theo dõi cuộc đối thoại của ngài với những chuyên gia khoa học thần kinh trên sân khấu. Ngài đang ở đó giữa một nhóm học giả uyên bác, mà vẫn giữ vị thế của mình rất vững vàng. Ngài hỏi những câu thật thông minh, và nêu lên những điểm trong đó hàm chứa sự hiểu biết có tính cách khai sáng. Sau một lúc, người ta bắt đầu nghi rằng ông già trọc đầu hay cười này lại là người thông minh nhất trên sân khấu.

Nhưng giây phút kinh ngạc nhất của tôi là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời một câu hỏi về tình thương và sự đau khổ. Đề cập đến một buổi thuyết trình trước của Bill Mobley chứng minh rằng những vùng tương tự ở não sáng lên khi một người đang đau cũng như khi người ấy đồng cảm với một người khác đang đau, ngài đã đưa ra một vấn đề quan trọng mà không ai nghĩ tới. Ngắt lời người thông dịch viên, ngài giải thích bằng giọng tiếng Anh chập choạng rằng, có ít nhất hai loại tình thương, tình thương cho người thân của mình (mà ngài gọi là “tình thương giới hạn”) và tình thương cho người xa lạ (mà ngài gọi là “tình thương chân thực” ).

Cả hai có tính chất khác nhau, do đó cần phải được nghiên cứu một cách riêng biệt. Nếu những biểu hiện trên não của cả hai đều giống nhau, ngài nói, “thì tôi cảm thấy bộ não thật là điên rồ”. Tất cả mọi người đều cười ồ lên. Bill Motley có ấn tượng về ngài đến nỗi, ông nói rằng, “Đây là một trong những kinh nghiệm khai thị cho ta biết rằng, cách suy nghĩ mạch lạc như thế đã hoàn toàn định rõ một công trình khảo cứu 20 năm như thế nào.”

Con người của Đức Đạt Lai Lạt Ma, với trí tuệ và lòng từ bi rộng lớn, đã chinh phục sự ngưỡng mộ của mọi người trên thế giới như thế nào, ở đây không cần nhắc đến nhiều. Điều đáng nói là ngài có vẻ ưu ái đặc biệt đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vốn đã là một lực lượng đông đảo ủng hộ ngài và Phật giáo Tây Tạng. Có lẽ vì cộng đồng người Việt và Tây Tạng có những hoàn cảnh giống nhau. Kể từ sau tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam bị mất vào tay cộng sản, những người dân tìm đường bỏ nước ra đi sống đời lưu vong không khác gì những người dân Tây Tạng.

Hơn bốn mươi năm trôi qua, mọi sự tưởng như đã nhạt nhòa, nhưng rồi hiểm họa mất nước lần nữa ngày lại càng hiện ra rõ rệt hơn, với nguy cơ hoàn toàn rơi vào tay ngoại bang và bị diệt vong, như Tây Tạng ngày nào. Điều khác biệt là người Tây Tạng may mắn có một vị lãnh đạo siêu phàm vĩ đại, còn người Việt Nam thì không. Hơn bao giờ hết chúng ta phải biết tỉnh ngộ mà rút kinh nghiệm từ bài học Tây Tạng, để cố tìm đường thoát ra khỏi vũng lầy càng ngày càng lún sâu. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã lên tiếng cảnh cáo: “Nếu người Việt Nam không làm gì cả, Việt Nam rồi cũng sẽ trở thành như Tây Tạng.”

Gần 60 năm đã trôi qua kể từ ngày quân Trung Cộng tràn vào cưỡng chiếm Tây Tạng. Thời gian làm mòn mỏi nhiều thứ, kể cả quyết tâm và hi vọng, nhưng người dân Tây Tạng dù trải qua đến mấy thế hệ vẫn luôn nung nấu trong lòng ý chí phấn đấu cho đất nước được ra khỏi thảm họa diệt vong, vẫn coi Đức Đạt Lai Lạt Ma như vị lãnh tụ tối cao dù ở trong hay ngoài nước. Và người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, dù đã trên 80 tuổi, vẫn còn nuôi hi vọng một ngày nào đó mọi sự sẽ xoay chiều, để đất nước của ông vẫn còn nguyên vẹn và dân tộc của ông sẽ sống trong tự do, hạnh phúc.

Có một lần đến thăm nhà người bạn, tôi thấy trên tường có treo một khung hình trong đó có bài thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là những lời nói của ngài được dịch ra tiếng Anh như một bài thơ, với sự cho phép của ngài. Nghe nói, bài thơ này đã được treo khắp nơi ở Dharamsala, nơi cư ngụ của ngài ở Ấn Độ gần biên giới Tây Tạng. Bài thơ này đã đem lại sự xúc động và niềm cảm hứng không chỉ cho dân tộc Tây Tạng, mà còn cho tất cả mọi người ở bất cứ mọi nơi, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Xin tạm dịch như sau:

Không bao giờ bỏ cuộc
Dù bất cứ chuyện gì xẩy ra
Đừng bao giờ bỏ cuộc
Hãy khai triển tâm bạn

Có quá nhiều năng lượng đã tiêu dùng
Vào việc phát triển trí óc
Thay vì để khai triển tấm lòng

Hãy mở lòng từ bi
Không phải chỉ cho bạn bè thân thuộc

Mà cho tất cả mọi người
Hãy mở lòng từ bi

Làm những việc đem lại hòa bình
Trong tâm và cho cả thế giới
Làm những việc đem lại hòa bình
Và tôi nhắc lại rằng
Đừng bao giờ bỏ cuộc

Dù bất cứ chuyện gì xẩy ra quanh mình
Cũng không bao giờ bỏ cuộc!
(Đạt Lai Lạt Ma thứ 14)


Dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dân tộc Tây Tạng vẫn chưa bỏ cuộc.
Dù một ngàn năm ở dưới ách xâm lăng, dân tộc Việt Nam đã không bỏ cuộc.
Vậy thì có lý gì lại bỏ cuộc trong lúc này?


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng dưới tán lá

Những buổi sáng con đường đi rất thẳng 
Hàng cây xanh, giữ bóng tối đêm xanh 
Mặt trời còn đang rất thấp
Con nắng chưa về vẽ những khúc quanh

Những buổi sáng ánh nhìn lên rất sáng 
Sau chiêm bao là mầu xanh da trời 
Đường cỏ mềm dưới chân đi dợm sóng 
Dong ngày lên. Nắng gấp. Biển khơi

Những buổi sáng những vòng tay rộng mở 
Tôi ngồi nghe trong tán lá bình yên
Nhịp xao động con đường dưới phố 
Nắng nói gì nơi âm thanh mọc lên

Phía này. Nhẹ nhàng rơi. 
Những dòng trên giấy 
Ban mai đang chọn tôi
Trao gửi nụ cười. Thức dậy

Xem thêm:

Dưới tán lá

Phật pháp ứng dụng dưới tán lá

Những buổi sáng con đường đi rất thẳng 
Hàng cây xanh, giữ bóng tối đêm xanh 
Mặt trời còn đang rất thấp
Con nắng chưa về vẽ những khúc quanh

Những buổi sáng ánh nhìn lên rất sáng 
Sau chiêm bao là mầu xanh da trời 
Đường cỏ mềm dưới chân đi dợm sóng 
Dong ngày lên. Nắng gấp. Biển khơi

Những buổi sáng những vòng tay rộng mở 
Tôi ngồi nghe trong tán lá bình yên
Nhịp xao động con đường dưới phố 
Nắng nói gì nơi âm thanh mọc lên

Phía này. Nhẹ nhàng rơi. 
Những dòng trên giấy 
Ban mai đang chọn tôi
Trao gửi nụ cười. Thức dậy

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng xuân và thân phận

Xuân này nữa đã là bao xuân nhỉ
Với trời đông tuyết trắng phủ ngàn xa 
Người tha hương thấm lạnh nỗi xa nhà 
Mây bàng bạc lững lờ trôi viễn xứ 

Đường phiêu bạt cuối cuộc đời lữ thứ
Gió muôn phương chưa lặng bước sông hồ 
Thân bọt bèo bão tố mãi cuốn xô
Trôi dạt đâu những bến bờ vô định 

Ngày tháng rớt đưa bàn tay nhẩm tính 
Bóng xế rồi còn lại mấy ngày xanh 
Bao lo toan bao mộng ước tan tành 
Bầu nhiệt huyết sợ biến thành mây khói 

Nợ nước thù nhà quá tầm tay với
Xót một đời lận đận kiếp phù sinh 
Quê hương lầm than trăn trở bên mình 
Lòng uất hận mình tài sơ trí thiển

Xây mộng lớn mong dời non lấp biển 
Sao chí cùn quanh quẩn với thê nhi 
Tấm nhiệt tình hăm hở lúc ra đi 
Lòng thầm nhủ dựng lại gì đổ nát
[Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách]

Tự thấy mình có tội với tiền nhân 
Non sông thịnh suy thay đổi bao lần 
Ai đã tỏ hết tình yêu đất nước
Vì cơm áo đành lòng xa Tổ Quốc 

Tủi thân giờ và thẹn với đời sau
Ngày xuân về nhớ nước quặn lòng đau 
Thân tàn tạ cuối đời vô nghĩa sống
Mơ cứu quê hương đành tan theo mộng 
Quê hương ơi; xin tạ lỗi với người

Xem thêm:

Xuân và thân phận

Phật pháp ứng dụng xuân và thân phận

Xuân này nữa đã là bao xuân nhỉ
Với trời đông tuyết trắng phủ ngàn xa 
Người tha hương thấm lạnh nỗi xa nhà 
Mây bàng bạc lững lờ trôi viễn xứ 

Đường phiêu bạt cuối cuộc đời lữ thứ
Gió muôn phương chưa lặng bước sông hồ 
Thân bọt bèo bão tố mãi cuốn xô
Trôi dạt đâu những bến bờ vô định 

Ngày tháng rớt đưa bàn tay nhẩm tính 
Bóng xế rồi còn lại mấy ngày xanh 
Bao lo toan bao mộng ước tan tành 
Bầu nhiệt huyết sợ biến thành mây khói 

Nợ nước thù nhà quá tầm tay với
Xót một đời lận đận kiếp phù sinh 
Quê hương lầm than trăn trở bên mình 
Lòng uất hận mình tài sơ trí thiển

Xây mộng lớn mong dời non lấp biển 
Sao chí cùn quanh quẩn với thê nhi 
Tấm nhiệt tình hăm hở lúc ra đi 
Lòng thầm nhủ dựng lại gì đổ nát
[Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách]

Tự thấy mình có tội với tiền nhân 
Non sông thịnh suy thay đổi bao lần 
Ai đã tỏ hết tình yêu đất nước
Vì cơm áo đành lòng xa Tổ Quốc 

Tủi thân giờ và thẹn với đời sau
Ngày xuân về nhớ nước quặn lòng đau 
Thân tàn tạ cuối đời vô nghĩa sống
Mơ cứu quê hương đành tan theo mộng 
Quê hương ơi; xin tạ lỗi với người

Xem thêm:
Đọc thêm..
Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thỏa mãn bao ước vọng v.v...

Thế nhưng, những khát vọng phù phiếm ấy, nó luôn vỗ lên từng điệp khúc quay cuồng không lối ra, không điểm dừng lại ấy... tuồng như bị cuốn rối theo dòng thời gian bất tận muôn trùng, hay đã bị đốt cháy dần theo bao nỗi tàn phai của những thất vọng, chán chường, buồn vui, hờn giận, để rồi quên lãng sau những ngậm ngùi của cuộc bể dâu.

Từ bến bờ nhân ảnh ấy, không phải đột nhiên mà con người dễ nhận ra từng khúc đoạn đường trần, nên có một thi nhân đã buông lời than thở:

“Rồi một ngày kia hương sắc tàn 
Tuổi đời chôn lấp bụi thời gian 
Tới lui mấy độ quan san ấy...
Thầm gởi cho đời một tiếng than!”

Bao hạnh phúc, bình yên, những sắc màu, ý tưởng mùa Xuân của đất trời nay đã qua đi trong từng chập quãng đời của chúng ta, có những điều vừa lòng thích ý ngay trong hiện tại, thế nhưng lại có những ước vọng xa xôi... đeo đẳng bao hoài niệm, rồi đợi đến bao giờ! Vẫn không ít con người đã phải bao phen nhọc nhằn ước mơ, tìm kiếm để lao vào hố thẳm bất an, bởi những lo toan, thù hận và sợ hãi, v.v...

Cuối cùng đưa đến cạnh tranh, đấu tranh, làm nên bao tàn hại nhiệt não, cuồng nộ, khổ đau cho mình cho người và triền miên trong cuộc sống từ muôn trùng ngàn xưa những đến muôn trùng ngàn sau trong dòng tử sinh vô tận.


Phật pháp ứng dụng ước vọng và tâm xuân

Cứ mong cầu, vái nguyện van xin đến Phật, Trời, Thánh, Thần, v.v... tuồng như bao nhiêu hướng vọng thiết tha thành khẩn hơn bao giờ hết. Thế rồi, nếu có chút phước mọn nào đó chăng, chỉ để thoả mãn chút vị ngọt dục cảm, dục tầm cầu bọt bèo của tâm hồn ích kỷ tư riêng, để rồi có còn lại được những gì sau cuộc truy hoan lạc thú bởi những ảo giác giả dối, thường tình thấp kém nơi cuộc sống phàm trần.

Sự ẩn hiện trong ánh mắt chở chuyên bao nỗi sầu đau, những u uất trầm tư trên nét mặt tuôn gầy cơn gió bấc, thể như có bao vết xước trầy trụa  từ  trái  tim,  những hoang   mang   mơ   hồ, những hốt hoảng tìm cầu vô  vọng  đâu  đâu.  Bởi đường đời có muôn ngả, song  cũng  có  muôn  nỗi lòng buồn vui, hạnh phúc và  khổ  đau,  được  thua, còn mất, nhục vinh, v.v...

Và cũng chính vì thế, nên có một thi nhân lại phải bật lên tiếng thở than trong đêm giao thừa:

“Lòng tôi đã bạc theo màu áo 
Phong pháo giao thừa cũng tả tơi
Chén rượu mừng xuân tôi chẳng uống 
Chỉ uống đêm nay những ngậm ngùi!”

Trong khi phước nghiệp để đưa đến sự an lành quá mỏng manh, hay không hề có được, thì trái lại gây tạo những ác nghiệp không ít điều tội lỗi, sai lầm từ nơi lời nói, việc làm, và những ý niệm bất thiện luôn chất chồng, mỗi lúc càng thêm nhiều cho gánh nặng đoạ đày, để rồi kéo lê kiếp người giữa cõi tử sinh vô thường tạm bợ nầy.

Phải đâu chỉ có lời cầu nguyện suôn đuột, hay một khi ngang qua sự nắn nót mấp máy ở bờ môi để cho chúng ta được những gì...? Thế nhưng, những điều ước vọng ấy, nó phải được thể hiện qua hành động đích thực của chính mỗi bản thân con người và do con người. Ở đây, Đức Phật luôn giúp cho chúng ta có được sự nhận thức ấy qua giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Một khi người đệ tử muốn có được 5 pháp khả lạc, khả ý, khả hỷ khó tìm được ở đời, như: Tuổi thọ, Dung sắc, Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, và Thọ sanh cõi Trời... Với 5 điều trên đây, Đức Phật tuyên bố:

“Không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được. Nếu do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời nầy lại héo mòn vì một lẽ gì?” Đến đây, Đức Phật chỉ thẳng vào trọng tâm của lời dạy trên như sau: “... Vị Thánh đệ tử muốn có Thọ mạng, cần phải được thực hành con đường dẫn đến Thọ mạng, sự thực hành ấy, đưa vị ấy nhận lảnh Thọ mạng... Dung sắc... Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, Thọ sanh cõi Trời cũng như vậy.”  

Từ ý nghĩa thiết thực qua lời dạy trên của bậc Đạo sư, chúng ta sẽ phải thấy những gì, nghĩ gì và làm những gì nơi chính mỗi chúng ta ngay trong cuộc sống hiện tại? Bao nhiêu điều ấy, tưởng chừng như chúng ta không đối diện, hay đang ẩn khuất nơi đâu. Nhưng không, chúng ta đang có mặt trong thế gian, đang thọ dụng và duy trì cuộc sống nơi thế gian cho đến tận bây giờ. Có điều khi phàm tâm vẫn còn dong ruỗi, thì biết bao giờ với lấy, nắm bắt, an trú được hạnh phúc thật sự?

Đến đây, bậc Đạo sư khai phóng cho chúng ta một sinh lộ cuộc đời, mà ngàn đời không dễ gì có được. Trong khi đó, lại có rất nhiều con đường dẫn vào đời, nhưng không ít bao nỗi gập ghềnh, không ít sự hiểm nguy, bất an ... Bởi do con người vô tình hay cố ý đã tạo ra nhiều khổ pháp, để phải nhiều sầu ưu, và nhiều não hại.

Có một sinh lộ XUÂN quang ấy, nơi đó chính là mỗi ngày chúng ta có một buổi sáng thật tốt đẹp, có một buổi trưa thật tốt đẹp, và có một buổi chiều thật tốt đẹp, điều nầy được Đức Phật giới thiệu một ý nghĩa thâm thuý như sau:

“Các loài hữu tình nào, nầy các tỷ kheo, vào buổi sáng, Thân làm việc Thiện, Nói lời nói Thiện, Ý nghĩ đến điều Thiện. Các loài hữu tình ấy, nầy các tỷ kheo, có một buổi sáng, trưa, chiều thật tốt đẹp...” 

Đối với buổi sáng, buổi trưa, và đối với buổi chiều, hay đối với mọi thời khắc trong mỗi ngày cũng đều là như thế... Thời như vậy, chúng ta có cần tìm cầu sự bình an, hạnh phúc ở nơi đâu?

Một khi chúng ta đến các Pháp tháp, Tôn tượng Phật, Bồ tát, các bậc chấp trì Thánh giới, thành tựu Thánh đức, các Tôn miếu, những nơi lễ lạy, cầu nguyện chiêm bái v.v... là để nhắc nhớ tâm mình luôn hướng đến và thực hành những lời dạy của Phật, biết lắng nghe và tu tập pháp các bậc Thánh để trở nên lành tốt, hiền thiện, tăng trưởng thêm nhiều công đức phước lạc, an tịnh, thì mùa Xuân có đến đi bao giờ? Và bao giờ chúng ta có trải lòng chân thật, an hoà đến mọi người trong cuộc sống, đến muôn hoa cỏ, thì chính nơi ấy Xuân đã về, Xuân đã đến.

Mặc dầu trong khoảnh khắc thời gian gần đến nầy, đối với cộng đồng người Việt chúng ta đang ở trong nước, hay lưu lạc khắp trời châu lục xa xôi, đang chuẩn bị lễ đón Giao Thừa “Tống Cựu Nghinh Tân” môt lễ hội cổ truyền Tết Nguyên Đán của dân tộc, một thời khắc thiêng liêng, một tập tục lành mạnh của người Việt trước đây, với bao ước vọng cầu xin, với mong muốn có được những Điềm Lành trong năm mới.

Xem thêm:

Ước vọng và tâm xuân

Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thỏa mãn bao ước vọng v.v...

Thế nhưng, những khát vọng phù phiếm ấy, nó luôn vỗ lên từng điệp khúc quay cuồng không lối ra, không điểm dừng lại ấy... tuồng như bị cuốn rối theo dòng thời gian bất tận muôn trùng, hay đã bị đốt cháy dần theo bao nỗi tàn phai của những thất vọng, chán chường, buồn vui, hờn giận, để rồi quên lãng sau những ngậm ngùi của cuộc bể dâu.

Từ bến bờ nhân ảnh ấy, không phải đột nhiên mà con người dễ nhận ra từng khúc đoạn đường trần, nên có một thi nhân đã buông lời than thở:

“Rồi một ngày kia hương sắc tàn 
Tuổi đời chôn lấp bụi thời gian 
Tới lui mấy độ quan san ấy...
Thầm gởi cho đời một tiếng than!”

Bao hạnh phúc, bình yên, những sắc màu, ý tưởng mùa Xuân của đất trời nay đã qua đi trong từng chập quãng đời của chúng ta, có những điều vừa lòng thích ý ngay trong hiện tại, thế nhưng lại có những ước vọng xa xôi... đeo đẳng bao hoài niệm, rồi đợi đến bao giờ! Vẫn không ít con người đã phải bao phen nhọc nhằn ước mơ, tìm kiếm để lao vào hố thẳm bất an, bởi những lo toan, thù hận và sợ hãi, v.v...

Cuối cùng đưa đến cạnh tranh, đấu tranh, làm nên bao tàn hại nhiệt não, cuồng nộ, khổ đau cho mình cho người và triền miên trong cuộc sống từ muôn trùng ngàn xưa những đến muôn trùng ngàn sau trong dòng tử sinh vô tận.


Phật pháp ứng dụng ước vọng và tâm xuân

Cứ mong cầu, vái nguyện van xin đến Phật, Trời, Thánh, Thần, v.v... tuồng như bao nhiêu hướng vọng thiết tha thành khẩn hơn bao giờ hết. Thế rồi, nếu có chút phước mọn nào đó chăng, chỉ để thoả mãn chút vị ngọt dục cảm, dục tầm cầu bọt bèo của tâm hồn ích kỷ tư riêng, để rồi có còn lại được những gì sau cuộc truy hoan lạc thú bởi những ảo giác giả dối, thường tình thấp kém nơi cuộc sống phàm trần.

Sự ẩn hiện trong ánh mắt chở chuyên bao nỗi sầu đau, những u uất trầm tư trên nét mặt tuôn gầy cơn gió bấc, thể như có bao vết xước trầy trụa  từ  trái  tim,  những hoang   mang   mơ   hồ, những hốt hoảng tìm cầu vô  vọng  đâu  đâu.  Bởi đường đời có muôn ngả, song  cũng  có  muôn  nỗi lòng buồn vui, hạnh phúc và  khổ  đau,  được  thua, còn mất, nhục vinh, v.v...

Và cũng chính vì thế, nên có một thi nhân lại phải bật lên tiếng thở than trong đêm giao thừa:

“Lòng tôi đã bạc theo màu áo 
Phong pháo giao thừa cũng tả tơi
Chén rượu mừng xuân tôi chẳng uống 
Chỉ uống đêm nay những ngậm ngùi!”

Trong khi phước nghiệp để đưa đến sự an lành quá mỏng manh, hay không hề có được, thì trái lại gây tạo những ác nghiệp không ít điều tội lỗi, sai lầm từ nơi lời nói, việc làm, và những ý niệm bất thiện luôn chất chồng, mỗi lúc càng thêm nhiều cho gánh nặng đoạ đày, để rồi kéo lê kiếp người giữa cõi tử sinh vô thường tạm bợ nầy.

Phải đâu chỉ có lời cầu nguyện suôn đuột, hay một khi ngang qua sự nắn nót mấp máy ở bờ môi để cho chúng ta được những gì...? Thế nhưng, những điều ước vọng ấy, nó phải được thể hiện qua hành động đích thực của chính mỗi bản thân con người và do con người. Ở đây, Đức Phật luôn giúp cho chúng ta có được sự nhận thức ấy qua giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Một khi người đệ tử muốn có được 5 pháp khả lạc, khả ý, khả hỷ khó tìm được ở đời, như: Tuổi thọ, Dung sắc, Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, và Thọ sanh cõi Trời... Với 5 điều trên đây, Đức Phật tuyên bố:

“Không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được. Nếu do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời nầy lại héo mòn vì một lẽ gì?” Đến đây, Đức Phật chỉ thẳng vào trọng tâm của lời dạy trên như sau: “... Vị Thánh đệ tử muốn có Thọ mạng, cần phải được thực hành con đường dẫn đến Thọ mạng, sự thực hành ấy, đưa vị ấy nhận lảnh Thọ mạng... Dung sắc... Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, Thọ sanh cõi Trời cũng như vậy.”  

Từ ý nghĩa thiết thực qua lời dạy trên của bậc Đạo sư, chúng ta sẽ phải thấy những gì, nghĩ gì và làm những gì nơi chính mỗi chúng ta ngay trong cuộc sống hiện tại? Bao nhiêu điều ấy, tưởng chừng như chúng ta không đối diện, hay đang ẩn khuất nơi đâu. Nhưng không, chúng ta đang có mặt trong thế gian, đang thọ dụng và duy trì cuộc sống nơi thế gian cho đến tận bây giờ. Có điều khi phàm tâm vẫn còn dong ruỗi, thì biết bao giờ với lấy, nắm bắt, an trú được hạnh phúc thật sự?

Đến đây, bậc Đạo sư khai phóng cho chúng ta một sinh lộ cuộc đời, mà ngàn đời không dễ gì có được. Trong khi đó, lại có rất nhiều con đường dẫn vào đời, nhưng không ít bao nỗi gập ghềnh, không ít sự hiểm nguy, bất an ... Bởi do con người vô tình hay cố ý đã tạo ra nhiều khổ pháp, để phải nhiều sầu ưu, và nhiều não hại.

Có một sinh lộ XUÂN quang ấy, nơi đó chính là mỗi ngày chúng ta có một buổi sáng thật tốt đẹp, có một buổi trưa thật tốt đẹp, và có một buổi chiều thật tốt đẹp, điều nầy được Đức Phật giới thiệu một ý nghĩa thâm thuý như sau:

“Các loài hữu tình nào, nầy các tỷ kheo, vào buổi sáng, Thân làm việc Thiện, Nói lời nói Thiện, Ý nghĩ đến điều Thiện. Các loài hữu tình ấy, nầy các tỷ kheo, có một buổi sáng, trưa, chiều thật tốt đẹp...” 

Đối với buổi sáng, buổi trưa, và đối với buổi chiều, hay đối với mọi thời khắc trong mỗi ngày cũng đều là như thế... Thời như vậy, chúng ta có cần tìm cầu sự bình an, hạnh phúc ở nơi đâu?

Một khi chúng ta đến các Pháp tháp, Tôn tượng Phật, Bồ tát, các bậc chấp trì Thánh giới, thành tựu Thánh đức, các Tôn miếu, những nơi lễ lạy, cầu nguyện chiêm bái v.v... là để nhắc nhớ tâm mình luôn hướng đến và thực hành những lời dạy của Phật, biết lắng nghe và tu tập pháp các bậc Thánh để trở nên lành tốt, hiền thiện, tăng trưởng thêm nhiều công đức phước lạc, an tịnh, thì mùa Xuân có đến đi bao giờ? Và bao giờ chúng ta có trải lòng chân thật, an hoà đến mọi người trong cuộc sống, đến muôn hoa cỏ, thì chính nơi ấy Xuân đã về, Xuân đã đến.

Mặc dầu trong khoảnh khắc thời gian gần đến nầy, đối với cộng đồng người Việt chúng ta đang ở trong nước, hay lưu lạc khắp trời châu lục xa xôi, đang chuẩn bị lễ đón Giao Thừa “Tống Cựu Nghinh Tân” môt lễ hội cổ truyền Tết Nguyên Đán của dân tộc, một thời khắc thiêng liêng, một tập tục lành mạnh của người Việt trước đây, với bao ước vọng cầu xin, với mong muốn có được những Điềm Lành trong năm mới.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng cội nguồn xuân

Ô hay xuân vẫn chưa tàn
Ngẩn ngơ một cõi địa đàng bướm hoa 

Kể từ cố quận đi ra
Một trời phương ngoại thiết tha đã từng 

Nhớ người chung cuộc rưng rưng
Ruổi rong mấy độ nửa chừng xuân sang 
Mộng hồ điệp hãy chưa tan
Mình mơ hay chú bướm vàng hóa thân 

Mới hay đời những phong trần
Dở dang tình chửa một lần phỉ phong 
Này em má đỏ môi hồng
Mùa xuân ca hát giữa dòng thiên nhiên 

Thương sao vóc hạc em hiền
Tình đau chẳng đặng vẫn miền hỷ hoan 
Đêm rằm trẩy hội lên non
Hoàng hoa hóa hiện hai con hạc vàng 

Xuân xanh ngát lá trên ngàn
Nguyệt thường hiển hiện bóng nàng phất phơ 
Em về phố chợ rong chơi
Áo xiêm xúng xính mắt ngời phấn son 

Sắc xuân nàng nhé mãi còn
Dở dang tình vẫn chưa tròn tương tư 
Ngày xưa chưa nói tạ từ
Ngày xuân giở lại trang thư úa vàng 

Thay màu áo mới xuân sang
Cội nguồn xuân vẫn vĩnh hằng hỷ hoan.


Xem thêm:

Cội nguồn xuân

Phật pháp ứng dụng cội nguồn xuân

Ô hay xuân vẫn chưa tàn
Ngẩn ngơ một cõi địa đàng bướm hoa 

Kể từ cố quận đi ra
Một trời phương ngoại thiết tha đã từng 

Nhớ người chung cuộc rưng rưng
Ruổi rong mấy độ nửa chừng xuân sang 
Mộng hồ điệp hãy chưa tan
Mình mơ hay chú bướm vàng hóa thân 

Mới hay đời những phong trần
Dở dang tình chửa một lần phỉ phong 
Này em má đỏ môi hồng
Mùa xuân ca hát giữa dòng thiên nhiên 

Thương sao vóc hạc em hiền
Tình đau chẳng đặng vẫn miền hỷ hoan 
Đêm rằm trẩy hội lên non
Hoàng hoa hóa hiện hai con hạc vàng 

Xuân xanh ngát lá trên ngàn
Nguyệt thường hiển hiện bóng nàng phất phơ 
Em về phố chợ rong chơi
Áo xiêm xúng xính mắt ngời phấn son 

Sắc xuân nàng nhé mãi còn
Dở dang tình vẫn chưa tròn tương tư 
Ngày xưa chưa nói tạ từ
Ngày xuân giở lại trang thư úa vàng 

Thay màu áo mới xuân sang
Cội nguồn xuân vẫn vĩnh hằng hỷ hoan.


Xem thêm:
Đọc thêm..